Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Cách thức làm chủ bệnh

“giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác chịu đựng cơn đau”. Trong pháp môn Tứ Chánh Cần gồm có Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Chánh Niệm Tỉnh Giác chỉ là để chịu đựng cơn đau ghê gớm, khốc liệt như dao cắt ruột, bứt gan; giữ gìn tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác trên Thân Hành Niệm Nội (hơi thở) hay Thân Hành Ngoại (hành động tay chân).

Nhờ có pháp môn này mà tâm mới bất động hoàn toàn, mới ly dục ly ác pháp được trọn vẹn. Chánh Niệm Tỉnh Giác là phương pháp vượt qua cơn đau, chứ không phải là phương pháp trị cơn đau. Khi thân bị bệnh đau bất cứ chỗ nào, nặng nhẹ, hãy cố gắng dựng thân ngồi kiết già sừng sững, đừng nên nằm, rồi nhiếp tâm thanh thản, an lạc và vô sự, khi tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì tâm định trên hơi thở ra hơi thở vào một cách nhẹ nhàng rõ ràng và cụ thể.

Khi biết tâm đã định trên hơi thở như vậy thì tác ý nhắc: “Thọ là vô thường cái đau bệnh này phải đi khỏi nơi thân tâm ta” (Nhất là phải chỉ rõ bệnh gì? Bệnh ở đâu?). Khi tác ý xong câu này thì tiếp tục tác ý câu thứ hai: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

Khi tác ý xong thì cứ bám cho chặt trong hơi thở vô, hơi thở ra, ý thức chỉ biết hơi thở vô ra đều đặn, đừng lưu ý đến bệnh đau, thỉnh thoảng lại tác ý: “Thọ là vô thường cái thân bệnh này hãy đi! Đi! Đi cho khỏi thân ta”.

Đó là phần nhiếp phục cơn bệnh đau bằng pháp môn như lý tác ý và pháp môn Định Niệm Hơi Thở.

Gợi ý